Khi thực hiện kinh doanh tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng. Vậy phương pháp khấu trừ thuế là gì? Khi nào thì doanh nghiệp được phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng? Cách tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin giúp hiểu rõ hơn về loại thuế này, phục vụ việc tính và kê khai thuế hiệu quả.

Thuế giá trị gia tăng được tính theo một trong hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp khấu trừ thuế cho phù hợp với từng loại hình.

Điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đó là:

– DN có doanh thu từ 01 tỷ VND hàng năm trở lên và có thực hiện đầy đủ các chế độ về kế toán, về hóa đơn chứng từ theo quy định, trừ trường hợp hộ kinh doanh cá thể tiến hành nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Doanh thu hàng năm từ 01 tỷ VND trở lên tính theo phương pháp khấu trừ là doanh thu bán hàng hóa hoặc cung ứng các dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

– Tổ chức tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, bao gồm:

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu dưới 01 tỷ VNĐ nhưng đã thực hiện đầy đủ được các chế độ kế toán, các sổ sách, hóa đơn chứng từ theo quy định.

Doanh nghiệp mới thành lập từ các dự án đang hoạt động nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập mà có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng dự án được người có thẩm quyền trong doanh nghiệp ra quyết định đầu tư thuộc đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ.

thuế giá trị gia tăng

Các tổ chức kinh tế khác tiến hành hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra theo quy định.

– Cá nhân, tổ chức nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ để có thể tiến hành hoạt động thăm dò, tìm kiếm, phát triển dầu khí tiến hành nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mà bên Việt Nam kê khai nộp thay.

 

Số thuế GTGT mà DN phải nộp theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

– Theo đó thì số thuế giá trị gia tăng đầu ra sẽ bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ đó bán ra nhân với thuế suất tính thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng chứng từ mà giá thanh toán là giá đã có thuế thì thuế giá trị gia tăng đầu ra sẽ được tính bằng giá thanh toán trừ đi giá tính thuế theo quy định pháp luật.
Những cơ sở kinh doanh mà nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, dịch vụ thì phải tính, nộp thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán các mặt hàng, dịch vụ thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm phải ghi rõ giá bán mà chưa có thuế thì thuế giá trị gia tăng do người mua thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán mà không ghi giá chưa có thuế, thuế giá trị gia tăng bán ra của hàng hóa, dịch vụ phải được tính trên giá thanh toán đó.

– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên chứng từ sẽ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc các chứng từ nộp thuế thay cho phía nước ngoài không có tư cách pháp nhân, cá nhân nước ngoài tiến hành kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Mách kế toán những điều cần biết về hóa đơn điện tử mới nhất

Triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax từ ngày 25/11/2019 

Đối với những mặt hàng, dịch mua vào là những loại mặt hàng, dịch vụ có dùng chứng từ đặc thù mà ghi giá thanh toán thì là giá đã tính thuế giá trị gia tăng thì cơ sở kinh doanh sẽ căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính theo quy định để có thể xác định giá chưa có thuế, đồng thời xác định được cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *