Sàn mái là vị trí thường xuyên phải chịu những tác động lớn từ thời tiết, môi trường, điển hình là hiện tượng mưa nắng thất thường. Hậu quả để lại là những vết nứt rạn trên bề mặt, hiện tượng ngấm nước, thấm dột xuống tầng dưới. Do đó, việc chống thấm sàn mái bê tông là hạng mục cần được lưu ý, chú trọng trong các công trình xây dựng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để biết được những phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhé!

1. Tại sao cần chống thấm sàn mái bê tông?

Sàn mái bê tông là nơi phải hứng chịu mưa nắng thất thường quanh năm do đó rất dễ xảy ra tình trạng đọng nước, ngấm nước và nhỏ giọt xuống dưới. 

Sàn mái nằm ở vị trí tầng cao nhất của ngôi nhà, nếu không được xử lý chống thấm triệt để có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như:

Nếu không chống thấm sàn mái kỹ lưỡng sẽ tạo ra những vết nứt nẻ, nước xâm nhập vào kết cấu khiến công trình nhà bạn bị xuống cấp nhanh chóng.

Hiện tượng thấm dột khiến môi trường sống bị ẩm ướt, nấm mốc, rong rêu trú ngụ, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về da, về đường hô hấp.

Nước mưa xâm nhập còn có thể gây hư hại các thiết bị trong nhà, thậm chí gây chập cháy điện,…

Nước từ sàn mái bê tông thấm dột xuống phía dưới
Nước từ sàn mái bê tông thấm dột xuống phía dưới

2. Cách xử lý chống thấm sàn mái bê tông triệt để

2.1 Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

Khi được đun nóng chảy, nhựa đường có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt nhờ lớp màng dày dặn, mang đến hiệu quả chống nước triệt để. Nhựa đường sẽ không bị ảnh hưởng bởi mọi vấn đề về thời tiết như mưa nắng thất thường.

Với lớp màng dày dặn, khả năng chống thấm nước tuyệt đối, tuổi thọ kéo dài đến hàng chục năm thì phương pháp thi công chống thấm bằng nhựa đường có thể áp dụng được với mọi công trình, kể cả những công trình đã bị thấm dột nghiêm trọng.

Nhựa đường có màng gốc bitum với độ đàn hồi, chịu nhiệt cực tốt, co giãn phù hợp, vì thế đây là lựa chọn hoàn hảo khi thi công chống thấm sàn mái bê tông.

Các bước thi công chống thấm bằng nhựa đường:

Bước 1: Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công. Cần đảm bảo bề mặt phải sạch sẽ hoàn toàn, khô ráo và bằng phẳng.

Bước 2: Đun sôi nhựa đường rồi pha thêm 1 ít dầu DO.

Bước 3: Sử dụng Asphalt Primer để làm lớp lót quét lên mặt sàn.

Bước 4: Sử dụng con lăn để quét lớp nhựa đường lên toàn bộ bề mặt.

Bước 5: Thử lại với nước rồi nghiệm thu công trình.

Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường
Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

2.2 Chống thấm sàn mái bê tông bằng sơn Epoxy

Sơn Epoxy không tan trong nước, có khả năng chống nước một cách tuyệt đối và có độ bám dính cực tốt trên mọi bề mặt.

Bên cạnh đó, sơn Epoxy rất bền, chịu được áp lực nước và điều kiện khí hậu tốt nên rất thích hợp để sử dụng chống thấm sàn mái bê tông.

Quy trình thi công chống thấm bằng sơn Epoxy

Bước 1: Làm sạch sẽ tuyệt đối vị trí cần thi công.

Bước 2: Sử dụng keo Epoxy kết hợp với chất chống thấm Epoxy để quét lên bề mặt sàn.

Bước 3: Tiến hành quét 1 lớp sơn lót cho bề mặt.

Bước 4: Sơn phủ 2 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 6h tùy vào điều kiện thời tiết.

Sơn Epoxy - giải pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả triệt để 
Sơn Epoxy – giải pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả triệt để 

>> Xem thêm:  Sơn nền nhà xưởng – Giải pháp hiệu quả cho nhà xưởng, khu công nghiệp

2.3 Chống thấm sàn mái bê tông bằng Sika

Sika là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong công đoạn chống thấm. Loại vật liệu này có thể tạo nên 1 lớp màng giúp ngăn dòng nước xâm nhập vào kết cấu bề mặt sàn mái. 

Loại hóa chất này còn có khả năng thẩm thấu tốt, dễ dàng thi công và có tuổi thọ cao. Vì vậy khi sử dụng sika chống thấm sàn mái, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề chống thấm.

Các bước thi công chống thấm bằng sika

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

Dọn dẹp toàn bộ bụi bẩn, tạp chất, các chướng ngại vật ảnh hưởng đến quá trình thi công.

Mài phẳng bề mặt bê tông bằng máy mài, chổi mài.

Bước 2: Thi công chống thấm

Dùng nước để tạo độ ẩm cho bề mặt, nhưng tránh hiện tượng làm nước ứ đọng.

Quét 2-3 lớp Sika lên bề mặt thi công (mỗi lớp cách nhau khoảng 6h, tùy theo điều kiện thời tiết).

Làm bằng phẳng bề mặt bằng bay và xốp.

Bước 3: Nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất các công đoạn thi công chống thấm, thực hiện ngâm thử nước trong khoảng thời gian 24h. Nếu không còn hiện tượng thấm dột thì nghiệm thu công trình.

Sử dụng Sika chống thấm sàn mái bê tông
Sử dụng Sika chống thấm sàn mái bê tông

Trên đây là những phương pháp chống thấm sàn mái bê tông mang lại hiệu quả triệt để. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn sẽ tìm ra được những phương pháp thi công chống thấm phù hợp với công trình của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

>> Có thể bạn quan tâm: 

 

Similar Posts