Hóa đơn điện tử trong quá trình được đưa vào sử dụng rộng rãi đã và đang mang lại hiệu quả, thành công cho việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giúp cho việc báo cáo thuế, quản lý dữ liệu dễ dàng hơn. Những quy định về ngày áp dụng hóa đơn điện tử, quy định về ngày lập và ngày ký hóa đơn, nội dung của hóa đơn điện tử,… được cập nhật thường xuyên. Theo đó có rất nhiều nội dung quan trọng mà người làm kế toán cho các doanh nghiệp cần biết sau đây:

Nội dung của hóa đơn điện tử về cơ bản giống với nội dung hóa đơn giấy tại Thông tư

39/2014/TT-BTC và có bổ sung thêm chỉ tiêu: Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của CQT; Phí, lệ phí thuộc NSNN và nội dung liên quan khác (nếu có).

Hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ nội dung trong một số trường hợp:

Bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;

Bán xăng dầu cho khách hàng không kinh doanh;

Tem, vé, thẻ;

 

hóa đơn điện tử

Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử;

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;

Áp dụng thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì các lĩnh vực được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ngày 7/6/2018.

Các trường hợp rủi ro cao về thuế sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong tám (08) dấu hiệu nêu tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục.

Tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá nhân thuộc diện được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 68/2019/TT-BTC thực hiện gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế và khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có) trước khi được cấp.

Các đơn vị thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử (bao gồm 07 trường hợp được nêu tại Điều 9 và Điều 15 Thông tư 68/2019/TT-BTC) được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã sau khi thông báo với Cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

Trước ngày 31/10/2020, cơ sở kinh doanh nhận được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế mà chưa có cơ sở hạ tầng để thực hiện thì gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 (Phụ lục Nghị định 119/2018/NĐ-CP) cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Hóa đơn điện tử áp dụng với cơ sở giáo dục, cơ sở y tế công lập:

Đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng.

Triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax từ ngày 25/11/2019 

Khi nào thì áp dụng phạt cảnh cáo đối với xuất lùi ngày HĐĐT?

Nếu nhận được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử của Cơ quan Thuế thì gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 (Phụ lục Nghị định 119/2018/NĐ-CP) cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng nếu chưa có đủ cơ sở hạ tầng thực hiện. Thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử nếu đã đủ điều kiện và cơ sở hạ tầng thông tin.
 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *