Bên cạnh những vấn đề mới khi áp dụng hóa đơn điện tử như hóa đơn điện tử có lùi ngày được không, quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, … thì phương pháp tính thuế khi tính thuế GTGT cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp, kế toán quan tâm hiện nay. Phương pháp khấu trừ thuế là gì? Phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ có gì khác nhau? Cách tính nào đem lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp? Quý bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về phương pháp khấu trừ khi tính thuế GTGT nhé.
Khi các doanh nghiệp thành lập đều có nhu cầu, mong muốn áp dụng theo phương pháp khấu trừ. Bởi tính theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế VAT đầu ra thì doanh nghiệp không phải đóng thuế. Hóa đơn sử dụng các doanh nghiệp tự thiết kế và in ấn tùy ý.
Đối tượng áp dụng cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ
– DN có doanh thu hàng năm từ các dịch vụ, bán hàng hóa trên 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ các quy định về hóa đơn, chính chỉ và kế toán, chứng từ theo quy định.
– Doanh nghiệp nước ngoài cung ứng hàng hóa, dịch vụ với mục đích như tiến hành, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
– Các DN đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Cách tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
Công thức tính thuế GTGT phải đóng theo phương pháp khấu trừ cự thể như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó:
– Số thuế GTGT đầu ra = Tổng phương pháp khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hóa và dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Với các doanh nghiệp ghi chứng từ thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì các bạn cần phải tách thuế GTGT. Đối với các doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra. Khi bán hàng các doanh nghiệp cần lập hóa đơn bán hàng, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải khi rõ là giá bán chưa có thuế, chưa VAT và tổng tiền mà người mua đã thanh toán. Đối với những trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán không ghi giá đã có thuế hay chưa của hàng hóa, dịch vụ thì phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế VAT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Mách kế toán những điều cần biết về hóa đơn điện tử mới nhất.
Triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax từ ngày 25/11/2019
Ưu và nhược điểm của cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Ưu điểm: DN sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Có thể kiểm soát và cân đối số thuế VAT phải đóng bằng cách mua hàng dự trữ và để xuất dùng; Những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu và dự án đầu tư nên áp dụng cách tính này mới được hoàn thuế.
– Nhược điểm: Cần có chuyên môn, kỹ năng về kế toán cao; Nhiều những quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của hàng hóa, dịch vụ…