Đá tự nhiên ngày này được lựa chọn để trang trí nhà cửa như lát sàn, ốp tường nhà, hay trang trí cầu thang, nó giúp tôn lên nét sang trọng và thể hiện được sự đẳng cấp của ngôi nhà. Tuy nhiên đá tự nhiên cũng như bất cứ vật liệu nào nó cũng sẽ bị thấm nước. Vì vậy cần có một giải pháp chống thấm cho đá tự nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chống thấm bề mặt đá tự nhiên hiệu quả cao dưới đây để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền đẹp cho ngôi nhà của bạn nhé.
1. Tại sao cần chống thấm bề mặt đá tự nhiên
Đá tự nhiên là một khối vô cơ gồm một hay nhiều khoáng vật khác nhau được hình thành do quá trình biến đổi chất của các khoáng vật trong lòng đất, các phân tử hóa học liên kết với nhau tạo thành một khối đồng nhất. Vì vậy mà một số loại đá tự nhiên sẽ có độ rỗng trong lòng tấm đá, nên chúng có thể bị thấm nước và dễ bị ăn mòn hoặc gây ra các phản ứng hóa học ở các môi trường chứa axit hay hàm lượng khí cacbonic lớn.
Trong quá trình sử dụng, sẽ không tránh khỏi tích tụ bụi bẩn, hoặc nước bị tích tụ trong quá trình lau chùi vệ sinh, nên nước hay các hóa chất có thể ngấm qua các lỗ rỗng của đá, lâu dài có thể xuất hiện các vệt ố vàng, cáu bẩn rất khó làm sạch., gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới môi trường sống của gia đình bạn. Vì vậy bạn không nên bỏ qua bước chống thấm cho đá tự nhiên này để không làm thay đổi màu sắc ban đầu của đá và giúp tăng tuổi thọ của công trình.
2. Biện pháp sử dụng hóa chất để chống thấm đá tự nhiên
Để biết được bề mặt đá tự nhiên có bị thấm hay không chỉ cần nhỏ vài giọt nước lên bề mặt đá, nếu nước nổi thành từng giọt trên bề mặt đá tự nhiên thì chứng tỏ đá tự nhiên vẫn còn tốt và không bị thấm, ngược lại nếu nước bị ngấm và không nổi thành giọt thì bạn phải tìm biện pháp chống thấm kịp thời.
Sau đây là quy trình thi công chống thấm bề mặt đá tự nhiên sử dụng hóa chất:
Đầu tiên bạn cần phải vệ sinh gạch hoặc đá tự nhiên trước khi ốp lát bằng cách dùng vải hoặc cọ mềm quét đều xung quanh của đá tự nhiên
Tiếp theo bạn dùng keo chống thấm cho đá tự nhiên và phải pha trộn đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tùy thuộc độ thẩm thấu của vật liệu mà bạn có thể quét từ 1 đến 3 lớp keo chống thấm, và quét mỗi lớp cách nhau từ 1-3 phút. Lưu ý la lớp đầu tiên là lớp quan trọng nhất bạn cần quét một cách cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ càng.
Sau 3 -5 phút khi lớp keo cuối cùng được quét xong thì bạn nên sử dụng vải khô lau sạch lớp hóa chất còn đọng lại trên mặt đá để tránh lớp keo trắng đọng lại gây mất thẩm mỹ.
Những nơi đã thi công keo chống thấm thì nên giữ khô ráo hoàn toàn trong nhà có mái che và phải để thông thoáng tối thiểu 12 giờ. Sau 6 giờ thì có thể đi lại nhẹ nhàng, và sau 24 giờ thì vật liệu chống thấm được sử dụng cho đá tự nhiên lúc này sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Lưu ý trong quá trình thi công nếu phải mài bớt các cạnh của đá tự nhiên thì phải chống thấm cho các cạnh đã mài, sau khi mài xong bạn nên để khô đến độ nhất định rồi chống thấm lại. Và không nên phơi đá sau khi đã bôi chất chống thấm
>> Gợi ý cho bạn:
3. Cách bảo quản bề mặt đá tự nhiên khi đã được chống thấm
Sau khi thi công ốp lát đá tự nhiên thì bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa, hoặc các chất chứa axit, dấm, chanh… để tẩy vết bẩn trên bề mặt đá như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu đá.
Phải thường xuyên hút bụi, vệ sinh bề mặt đá thường xuyên
Đặt thảm chùi chân bên ngoài để hút bụi khi bạn đi ở ngoài về
Bề mặt đá tự nhiên khi được chống thấm sẽ có tác dụng bảo vệ trong 5 năm. Nên bạn cần chống thấm theo định kỳ với hóa chất chuyên dụng.
Nên thi công đúng phương pháp và sử dụng chất liệu chống thấm chất lượng tốt để đảm bảo độ bền đẹp cho bề mặt đá tự nhiên.
Trên đây là trình bày của chúng tôi về chống thấm bề mặt đá tự nhiên. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu thêm về loại đá này và có những biện pháp chống thấm và bảo dưỡng phù hợp.
>> Xem thêm: Sơn ngoại thất chống thấm: tác dụng mang lại, mua hãng nào tốt