Ở bất cứ hạng mục thi công xây dựng nào, cổ ống thông sàn luôn là nơi phải tiếp xúc nhiều nhất với nước đọng. Vì vậy, nếu không có biện pháp chống thấm cổ ống hợp lý thì nước sẽ rất dễ dàng thấm qua vị trí này. Tuy nhiên, khi thi công chống thấm cho vị trí này, nhiều người lại không quá để tâm đến quy trình , cũng như các lưu ý khi thi công, từ đó dẫn đến những rủi ro không đáng có. Để giải quyết vấn đề trên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn cực quan trọng, hãy theo dõi ngay dưới đây nhé! 

1. Đục không gian quanh miệng ống từ 3-5cm

Đây là một trong những lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn đầu tiên, cũng là một trong những bước cực cần thiết khi bắt đầu quy trình chống thấm cổ ống. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người lại bỏ qua bước này. Có lẽ nguyên nhân do đa số mọi người nghĩ rằng chỉ cần đơn giản đổ đầy vật liệu chống thấm vào xung quanh miệng ống là đã hoàn thành. Nhưng như vậy là chưa đủ. Nếu bạn chỉ đổ vật liệu vào mà không đục không gian mở rộng xung quanh miệng ống thì vật liệu có thể sẽ gặp trường hợp không đạt đủ tỉ lệ, định mức theo nhà sản xuất, đồng thời, giảm đi khả năng liên kết với lớp bê tông cũ.

chống thấm cổ ống xuyên sàn

Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này chính là đục mở rộng không gian quanh miệng ống theo hình phễu khoảng 5cm. Với điều kiện không gian này, vật liệu sẽ dễ dàng hóa lỏng và phủ kín vào các khe nứt, hở, lỗ rỗng, đạt hiệu quả thi công tối đa. Lưu ý rằng, bạn phải vệ sinh thật sạch miệng lỗ khi thi công, kết hợp quét thêm lớp phụ gia kết nối để tạo sự liên kết tốt hơn với lớp bê tông cũ và vật liệu chống thấm.

2. Trước khi đổ vật liệu cần ghép cốp pha đáy 

Lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn thứ 2 chính là ghép cốp pha đáy cẩn thận trước khi đổ vật liệu. Để an toàn và tốt nhất, bạn nên sử dụng các vật liệu sẵn có như: miếng tôn, ván, tấm xốp,… để ghép cốp pha đáy phía dưới. Bên cạnh đó, cần tiến hành ghép cẩn thận để có để nó có thể chịu được sức nặng lớn từ các lớp vật liệu phía trên.

chống thấm cổ ống xuyên sàn hình 2

Mặt khác, do vật liệu có tính chảy lỏng cao, nên chỉ cần rót một ít vữa xi măng cát thật mỏng để làm đầy lỗ chứ không nên sử dụng quá nhiều. Sau đó, bạn hãy đợi khô trong khoảng từ 2 đến 3 giờ trước khi tiếp tục rót lớp vữa tự chảy không co ngót. Lưu ý rằng, bạn vẫn cần hạn chế tối đa độ dày của lớp chèn phía trên để có thể đảm bảo được độ dày vừa đủ khi kết cấu làm việc, kể cả trong điều kiện điện chập hẹp nhất của không gian.  

>> Gợi ý cho bạn:

3. Quấn thanh trương nở xung quanh cổ ống

Thanh trương nở cũng là một lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn mà bạn cần lưu tâm. Đây là một loại vật liệu rất hữu dụng trong thi công chống thấm đặc biệt là với mạch ngừng. Đặc điểm chính của loại vật liệu này là sẽ nở ra ngay khi gặp nước, vì vậy, bạn có thể sử dụng để quấn quanh cổ ống trước khi thi công rót vữa tự chảy vào. Đây được đánh giá là một biện pháp cần thiết, bởi giữa bê tông và ống nhựa thường không có sự liên kết, do đó, nếu có tác động nào từ bên ngoài làm thấm nước xung quanh cổ ống thì thanh trương nở có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm nước vào ống ngay lập tức.

chống thấm cổ ống xuyên sàn hình 3

Bạn cần lưu ý thực hiện việc quấn thanh trương nở ngay sau khi ghép cốp pha và trước khi rót vữa tự chảy vào. Mặt khác, cần đặt thanh trương nở âm vào bên trong kết cấu , có khoảng cách với mặt sàn là 3 đến 5 mm. Không nên đặt quá gần vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến cường độ và hiệu quả của lớp vữa tự chảy khi hoàn thành thi công. 

4. Quét vật liệu chống thấm, dán lưới gia cố chống nứt xung quanh cho ống 

Quét vật liệu chống thấm và giá lưới gia cố chống nứt xung quanh cho ấm sẽ là lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn cuối cùng mà bạn cần nắm rõ. Bước cuối cùng này nhằm mục đích bù lại phần kết cấu bị mất sau khi đục để đưa cổ ống lên. Do đó, sau khi lớp vữa tự chảy khô hoàn toàn, Chúng ta cần quét thêm một lớp phủ chống thấm lên xung quanh phần cổ ống này. Công tác này thường được thực hiện cùng quá trình chống thấm toàn bộ cho bề mặt sàn, nhưng vì cổ ống xuyên sàn là một vị trí rất quan trọng, nên bạn sẽ cần \có thêm một loại sản phẩm để hiệu quả thi công đạt tốt nhất, chính là lưới gia cố dán phủ xung quanh cổ ống. Việc dán lưới gia cố còn có tác dụng bảo vệ và tăng khả năng chống nứt cho bề mặt thi công. Sau khi hoàn thành đủ 4 bốn lưu ý mà chúng tôi vừa nêu trên, bạn đã có thể yên tâm hoàn toàn về khả năng chống thấm của của ống xuyên sàn nhà mình rồi đó!

chống thấm cổ ống xuyên sàn hình 4

Trên đây là chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi tới bạn về những lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn. Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể tìm được những thông tin hữu ích trong việc giải quyết vấn đề về chống thấm mà bạn đang gặp phải. 

>> Xem thêm:  Sơn chống thấm ngoài trời: tác dụng mang lại, mua hãng nào tốt

 

Similar Posts