Thông thường trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dành phần lớn thời gian của mình cho việc ngủ. Theo số liệu của các chuyên nha nhi khoa, tùy từng độ tuổi khác nhau sẽ có số giờ ngủ/ngày và giờ đi ngủ vào buổi đêm khác nhau:

Tuổi của trẻ Giờ đi ngủ Số giờ ngủ/ngày
Dưới 1 tuổi 19:00 12-16
1-2 19:30 11-14
3-5 20:00 10-13
6-12 21:00 9-12

Một giấc ngủ ngon sẽ quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó các cơ quan được “hưởng lợi” như:

  • Chiều cao của trẻ: Hoocmon tăng trưởng GH được tiết ra nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu, nhất là từ lúc 11h – 1h sáng, vì thế trẻ cần ngủ sớm để tận dụng hoocmon này.
  • Hệ miễn dịch: Khi trẻ ngủ sớm, ngủ sâu, hệ miễn dịch sẽ được hoàn thiện tốt hơn và là điều kiện để trẻ khỏe mạnh. Những đứa trẻ thường xuyên ngủ muộn sẽ có hệ miễn dịch yếu, dễ bị các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cảm lạnh
  • Trí não: Trong khi ngủ, các bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động.
  • Ảnh hưởng đến nhận thức: Giáo sư Amanda Sarker của Đại học London từng tiến hành nghiên cứu đối với hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, kết quả là những đứa trẻ thường xuyên đi ngủ sau 9h sẽ có kết quả môn tập đọc và môn toán kém hơn những đứa trẻ khác. Vì thế nhiều nhà khoa học khẳng định, ngủ muộn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như sự phản ứng của trẻ với các vấn đề trong cuộc sống.

Mọi cơ quan trong cơ thể trẻ đều cần có thời gian đề vừa hoàn thiện, vừa nghỉ ngơi. Vì thế nếu trẻ thức đêm, hoặc thường xuyên đi ngủ muộn sẽ tạo gánh nặng lên cơ thể trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển về thể chất, chiều cao và trí tuệ.

Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon sẽ tạo gánh nặng cho sự phát triển

Các nhà khoa học khuyến cáo, trẻ cần được đi ngủ trước 9h tối để tận dụng tối đa thời gian vàng cho các hoocmon trong cơ thể trẻ. Nếu trẻ thường xuyên thức khuya, hoặc khó khăn khi đi ngủ tối thì cha mẹ cần tìm những giải pháp giúp con khắc phục tình trang này.

Giải pháp trị dứt điểm tình trạng trẻ hay thức đêm chậm phát triển

Trẻ hay thức đêm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, vì thế cha mẹ cần phối hợp nhiều phương pháp để giúp con dễ ngủ và ngủ sớm:

  • Thiết lập và duy trì đồng hồ sinh học cho trẻ. Quy định đâu là giờ chơi, đâu là giờ ăn, ngủ. Từ đồng hồ sinh học này, cha mẹ hướng dẫn con thực hiện đúng.
  • Khi bước vào giấc ngủ tối, muộn nhất là lúc 9h, con cần được ăn no trước đó 2h, nghĩa là 7h để dạ dày kịp tiêu hóa thức ăn, tránh tình trạng đầy bụng, khó chịu.
  • Phòng ngủ của con phải ngăn nắp, sạch sẽ, ánh sáng trong phòng dịu nhẹ. Giường ngủ của trẻ phải yên tĩnh. Cha mẹ nên hạn chế tối đa tiếng ồn trong khi trẻ ngủ để trẻ không giật mình, vặn mình khi ngủ.
  • Quần áo, tã bỉm của trẻ phải thông thoáng, giúp trẻ thoải mái để trẻ ngủ ngon.
  • Nếu con chưa quen với nếp ngủ mới, cha mẹ cần luyện tập cho con. Cha mẹ cho con vào giường ngủ, để ánh sáng dịu nhẹ, có thể đọc truyện cho con nghe hoặc hát ru con ngủ. Dần dần bé sẽ có phản xạ, cứ đến giờ đó sẽ buồn ngủ và muốn đi ngủ.
  • Ngoài ra cha mẹ có thể tìm hiểu xem trẻ có gặp các vấn đề nào về sức khỏe hay không. Thông thường các bệnh lý về đường hô hấp có thể khiến trẻ khó thở, khò khè khi ngủ, cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ hay thức đêm. Ngoài ra trẻ thiếu các vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân chính gây tình trạng khó  ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng bệnh lý kể trên.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Những bí quyết khi chọn dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

>>> Khám phá cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Canada

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *